Tin tức chung

Hướng dẫn quy trình chống thấm hiệu quả từ A-Z

Khi bắt đầu vào quy trình chống thấm cho công trình của mình, chắc hẳn, mỗi chủ công trình đều có những thắc mắc về quá trình quan trọng này. Quy trình chống thấm như thế nào? Có thể chống thấm bằng vật liệu nào? Các bước chống thấm thực hiện như thế nào? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn những thông tin chi tiết từ A-Z về quy trình chống thấm hiệu quả.

1. Vì sao cần chống thấm cho các công trình?

Theo các định nghĩa trong ngành xây dựng, chống thấm là quá trình làm cho một vật thể hoặc cấu trúc không thấm nước hoặc chống nước để nó tiếp tục không bị ảnh hưởng bởi nước hoặc chống lại sự xâm nhập của nước trong các điều kiện quy định.

quy trình chống thấm hiệu quả

Có thể hiểu đơn giản, chống thấm cho công trình chính là một quy trình giúp bảo vệ bề ngoài và kết cấu bên trong của công trình để không bị thấm nước hay bị các tác động tiêu cực từ nước, độ ẩm bên ngoài.

Vậy vì sao chúng ta cần chống thấm cho công trình? Cần thực hiện chống thấm vì đây là một quy trình vô cùng quan trọng với mọi loại công trình. Dưới đây là một số lý do:

Chống thấm bảo vệ mỹ quan cho công trình

Nếu thực hiện quy trình chống thấm, mỗi khi trời mưa, nước mưa sẽ rất dễ dàng xâm nhập vào mái của công trình và tạo cho các bề mặt trong nhà hiện tượng tường bị ẩm ướt, nấm mốc, phủ rêu,… Vì vậy, để bảo vệ công trình của bạn khỏi hiện tượng trên, bạn cần thực hiện quy trình chống thấm theo đúng kỹ thuật.

Giải quyết tình trạng ẩm mốc thông qua các lỗ li ti của vật liệu xây dựng

Các vật liệu để xây dựng lên tường công trình như: gạch, vữa, sơn,…chắc hẳn đều quen thuộc với bất cứ chủ công trình, đội thi công nào. Sau khi hoàn thiện công trình, các vật liệu này đều tồn tại những lỗ nhỏ li ti trên bề mặt, điều này dẫn tới tình trạng khi gặp phải thời tiết mưa nhiều hay ẩm ướt thì sẽ tạo điều kiện cho nước thấm dần vào tường, làm ảnh hưởng vỡ nứt tới kết cấu bên trong và ngoài tường. Vậy nên, với một lớp chống thấm, công trình của bạn sẽ được bảo vệ, không chỉ đơn giản là ngăn thấm nước, mà còn là gia tăng độ kiên cố, vững chắc. 

Tiết kiệm chi phí xây dựng và tu sửa định kỳ.

Nếu bạn nghĩ rằng tiến hành quy trình chống thấm cho công trình của mình sẽ rất tốn kém thì hãy nghĩ tới chi phí xây dựng lại, tu sửa thiệt hại kết cấu hàng năm do nấm mốc, thấm dột gây ra cho công trình. Trên thực tế, việc thi công chống thấm không hề gây lãng phí mà còn rất có giá trị trong việc giúp bạn tiết kiệm hơn trong thời gian dài. So với việc phải phá đi xây lại một công trình bị thấm dột, nấm mốc, bỏ rất nhiều tiền để sơn lại nhà hàng năm, tu sửa lại nhà vài năm một lần vì hỏng kết cấu, bong tróc sơn thì chống thấm ngay từ khi còn đang thi công xây dựng sẽ giúp công trình của bạn được bảo vệ trong thời gian dài và tiết kiệm rất nhiều chi phí khác.

2 .Quy trình chống thấm chuẩn nhất

Hiện nay, khi thi công chống thấm, bạn sẽ có rất nhiều lựa chọn về các vật liệu cũng như các đội thi công. Phổ biến nhất về mặt chống thấm thường có Sika, các loại sơn chống thấm, màng khò nóng, nhựa đường,… Đối với mỗi đặc điểm khu vực khác nhau, bạn cần lựa chọn ra loại vật liệu và phương pháp thi công chống thấm một cách hợp lý nhất. 

quy trình chống thấm hiệu quả hình 2

Một số khu vực mà bạn cần chống thấm: Sàn nhà, sàn mái, sân thượng, nhà vệ sinh, tầng hầm,…Mỗi khu vực sẽ có một kiểu chống thấm khác biệt để phù hợp với đặc điểm xây dựng của nó. Nếu chưa hiểu rõ, bạn có thể liên hệ, tìm tới các đội thi công chuyên nghiệp để được giúp đỡ. 

>> Bài viết nổi bật: 

Dưới đây, chúng tôi sẽ gợi ý cho bạn về quy trình chống thấm bằng một số vật liệu chống thấm phổ biến hiện nay.

2.1. Quy trình chống thấm bằng Sika Latex

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt chống thấm. Bạn cần làm sạch bề mặt chống thấm, loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn, vôi vữa, các tạp chất, ngoài ra, hãy cung cấp thêm một lượng nước vừa đủ để bề mặt hút nước đến tình trạng bão hòa. Nhưng tuyệt đối không dùng quá nhiều nước vì sẽ dẫn đến tình trạng ứ đọng, không thể thi công.

Bước 2: Thi công theo chuẩn quy trình dùng Sika Latex. Trộn hỗn hợp theo tỉ lệ chuẩn của nhà sản xuất, bao gồm 1l Latex + 1l nước + 4kg xi măng ra một hỗn hợp được gọi là hồ dầu kết nối, phần hỗn hợp này có thể phủ lên diện tích khoảng 4m2. Sau đó, sử dụng chổi hoặc bay, trát đều và phủ kín hỗn hợp lên bề mặt chống thấm. Thời gian thi công giữa các lớp cần được căn sao cho đủ để các lớp vừa khô,  độ dày mỗi lớp khoảng 1mm.

Bước 3: Nghiệm thu. Bạn thực hiện nghiệm thu sau khi 2 lớp đã khô và ngâm nước thử trong khoảng 24h để xác định độ chống thấm. Nếu không có vấn đề gì xảy ra thì là đã đạt yêu cầu.

quy trình chống thấm hiệu quả hình 3

2.2. Quy trình chống thấm bằng nhựa đường

Đối với vật liệu chống thấm là nhựa đường, chúng tôi sẽ gợi ý cho bạn về quy trình chống thấm sân thượng bằng nhựa đường, được sử dụng phổ biến hiện nay.

Bước 1: Đầu tiên cần phải vệ sinh kỹ bề mặt chống thấm, có thể dùng các thiết bị chuyên dụng để làm sạch hết các bụi bẩn, tạp chất bám trên bề mặt.
 
Bước 2:  Đun sôi hỗn hợp nhựa đường rồi pha thêm dầu DO nhằm tăng hiệu quả thẩm thấu, sau đó sử dụng con lăn để quét đều toàn bộ bề mặt. Lưu ý, để thực hiện phương pháp này, bạn nên chọn thi công vào thời điểm giữa trưa để có điều kiện thời tiết tốt, nắng to giúp bề mặt nhanh khô và chắc hơn. Đồng thời, đảm bảo rằng 2 ngày sau thi công cũng cần phải không mưa để bề mặt chống thấm có thể phơi nắng và hoàn thiện. Đừng quên phủ bạt để tránh mưa bất chợt làm hỏng công trình nhé!

Bước 3: Bước cuối cùng là ngâm nước để kiểm tra xem độ chống thấm có đạt kết quả không và nghiệm thu.

quy trình chống thấm hiệu quả hình 4

Trên đây là những lý do cần chống thấm và quy trình chống thấm của 2 vật liệu chống thấm phổ biến nhất hiện nay. Hãy lưu ngay bài viết này lại nếu cảm thấy nó hữu ích cho bản thân trong quá trình tìm kiếm phương pháp chống thấm hiệu quả cho công trình của mình bạn nhé!

>> Xem thêm: Có nên sử dụng sơn chống thấm cho trần nhà không ?

5/5 - (1 bình chọn)

Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button