Hủy bỏ hợp đồng không phải là một khái niệm quá xa lạ đối với mỗi người. Tuy nhiên hiểu thế nào cho đúng và đầy đủ nhất về hủy bỏ hợp đồng, những điều cần chú ý về các trường hợp được hủy hợp đồng thuê nhà mới nhất 2020.
Hủy bỏ hợp đồng là gì?
Hợp đồng là một cam kết với sự có mặt của hai hoặc nhiều bên pháp nhân về một giao dịch hoặc thỏa thuận nào đó được tuân thủ theo các quy định và điều luật của Pháp luật. Hợp đồng được thực hiện với 2 hình thức là bằng văn bản hay bằng lời nói với sự chứng kiến của bên thứ 3 là người làm chứng.
Biên bản hủy hợp đồng: Hủy bỏ hợp đồng là gì?
Như vậy thì hủy bỏ hợp đồng chính là việc hai bên (A và B) thực hiện hành động để chấm dứt việc thực hiện thoải thuận/giao dịch trước đó. Hủy bỏ hợp đồng được đề cập rất rõ theo điều 423 của Bộ luật Dân sự năm 2015, theo đó hủy bỏ hợp đồng khi xảy ra các tình huống dưới đây:
- Một bên (bên A hoặc bên B) đã vi phạm hợp đồng bằng cách không theo một trong các thỏa thuận ban đầu mà hai bên đã đặt ra.
- Một bên (bên A hoặc bên B) đã không làm tròn nghĩa vụ của mình khiến cho bên kia không đạt được mục đích ban đầu của việc hai bên tham gia ký kết hợp đồng. Khi đó, bên bị thiệt hại do hợp đồng không được thực hiện đúng các thỏa thuận như dự kiến sẽ có quyền hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bên còn lại phải bồi thường thiệt hại.
Những điều cần chú ý về hủy hợp đồng thuê nhà
Điều cần chú ý về hủy hợp đồng thuê nhà đó chính là các trường hợp hủy bỏ hợp đồng.
Các trường hợp được hủy bỏ hợp đồng
Các trường hợp hủy bỏ hợp đồng được đề cập rất chi tiết trong bộ luật Dân sự 2015 từ điều 424 đến điều 426.
Đây là bộ luật được ban hành vào ngày 24 tháng 11 năm 2015, bộ luật có nhiều nội dung đề cập tới các vấn đề khác nhau như: xác lập, bảo vệ các quyền dân sự, thể hiện và bày tỏ năng lực pháp luật dân sự của các cá nhân, pháp nhân trong các mối quan hệ với nguyên tắc bình đẳng, tự do ý chí. Các bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn về các điều luật trong bộ luật dân sự liên quan tới các trường hợp hủy bỏ hợp đồng (từ điều 424 đến điều 426).
Theo bộ luật Dân sự 2015 có 3 trường hợp được hủy bỏ hợp đồng đó là:
Hủy bỏ hợp đồng khi một trong hai bên chậm thực hiện nghĩa vụ (điều 424/Luật Dân sự 2015)
Chúng ta hiểu rằng việc chậm thực hiện nghĩa vụ quân sự chính là việc một bên không chịu thực hiện hoặc chậm chạp trong việc thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận trước trong hợp đồng với thời gian quy định rõ ràng. Và khi điều này xảy ra bên còn lại hoàn toàn có quyền hủy bỏ hợp đồng ký kết giữa hai bên.
Hủy bỏ hợp đồng do ít nhất một trong các bên không có khả năng thực hiện nghĩa vụ (điều 425/Luật dân sự 2015)
Khi một trong hai bên vì điều kiện và một số lý do nào đó không thể thực hiện được một phần hoặc là toàn bộ các nội dung và điều khoản trong hợp đồng, khiến hợp đồng không đạt được mục đích, gây ra thiệt hại cho bên còn lại thì bên còn lại hoàn toàn có khả năng yêu cầu hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bên gây thiệt hại bồi thường.
Hủy bỏ hợp đồng trong trường hợp tài sản bị mất hoặc bị hư hỏng (điều 426/Luật dân sự 2015)
Một trong hai bên, chẳng hạn bên A đã làm mất hoặc gây hư hỏng về tài sản – đối tượng hợp đồng của cả hai bên, thì bên B hoàn toàn có quyền yêu cầu bên A hủy bỏ hợp đồng, và yêu cầu bên A bồi thường thiệt hại của đối tượng hợp đồng với khoản tiền ngang bằng với giá trị của tài sản đã mất/hư hỏng, hoặc theo thỏa thuận mà cả hai bên đều đồng ý.
Bài viết trên đây đã tìm hiểu về những điều cần chú ý về biên bản hủy hợp đồng thuê nhà. YouHomes mong rằng sẽ mang lại cho bạn đọc những thông tin bổ ích.
>>>>>>>>>> Luật quy hoạch đô thị
>>>>>>>>>> Mẫu hợp đồng thuê nhà
Xem thêm: Bỏ túi ngay kinh nghiệm thuê chung cư mini an toàn mà hiệu quả