Tin tức chung

Phương pháp chống thấm lỗ thoát sàn hiệu quả triệt để

Khu vực nhà vệ sinh, nhà tắm luôn ở trong tình trạng ẩm ướt, vì thế đây là vị trí dễ xảy ra hiện tượng thấm dột, ngấm nước. Vậy làm thế nào để xử lý chống thấm lỗ thoát sàn nhà vệ sinh, nhà tắm triệt để? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau để biết thêm thông tin chi tiết nhé!

1. Lỗ thoát sàn là gì?

Lỗ thoát sàn hay còn được gọi với cái tên khác như ga thoát sàn, phễu thoát sàn,… Đây là thiết bị không thể thiếu trong nhà vệ sinh, nhà tắm. Thiết bị này được gắn vào đầu miệng ống thoát nước và mặt sàn bê tông.

Lỗ thoát sàn có công dụng chính là giúp thoát nước sử dụng xuống đường ống nhằm tránh tình trạng ứ đọng nước trên mặt sàn. Bên cạnh đó, với thiết kế dạng lưới, lỗ thoát sàn còn có thể giúp ngăn không cho các cặn bẩn, rác thải, vật cứng,… không rơi xuống đường ống, tránh tình trạng tắc nghẽn. Ngoài ra, loại sản phẩm này còn có khả năng ngăn mùi hôi, chống các loại côn trùng,…

chống thấm lỗ thoát sàn

2. Tại sao cần chống thấm lỗ thoát sàn?

Lỗ thoát sàn có nhiệm vụ làm thoát nước trong sinh hoạt nên thường xuyên phải chịu áp lực nặng từ nước. Nếu không xử lý tốt công đoạn chống thấm thì rất dễ xảy ra tình trạng thấm dột, ngấm nước.

Lỗ thoát sàn được lắp đặt tại vị trí tiếp giáp giữa sàn bê tông và ống thoát nước. Do nhiệt độ nên bê tông bị co giãn khiến lớp bê tông không còn bám dính vào mép ống nhựa khiến nước ở sàn tầng trên tràn qua mép ngoài của đường ống và ngấm xuống tầng dưới. Vì vậy, xử lý chống thấm lỗ thoát sàn là công việc hết sức cần thiết.

>> Xem thêm: Sơn chống thấm nhà vệ sinh JYMEC có hiệu quả không? 

3. Cách chống thấm lỗ thoát sàn

Công đoạn xử lý chống thấm lỗ thoát sàn cần được xử lý tốt ngay từ đầu để có thể ngăn chặn triệt để tình trạng thấm dột, tránh ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết cấu sàn nhà.

Các bước chống thấm lỗ thoát sàn

Bước 1: Chuẩn bị trước khi thi công

Trước khi thi công chống thấm lỗ thoát sàn, bạn cần tiến hành vệ sinh, dọn dẹp toàn bộ bụi bẩn, các chướng ngại vật gây cản trở quá trình thi công.

Bước 2: Chuẩn bị bề mặt thi công

Chuẩn bị các dụng cụ hỗ trợ quá trình thi công như búa đục, mũi đục để dọn sạch vữa xi măng, những mảnh vỡ còn vương vãi để đảm bảo đạt được hiệu quả chống thấm tối ưu.

Tiến hành đục mở miệng những đường nứt theo rãnh rộng khoảng 1cm, sâu 2cm. 

Ở vị trí xung quanh lỗ thoát sàn, tiến hành đục rãnh sâu rộng khoảng 2-3 cm, sau đó lắp đặt thanh trương nở và dùng vữa đổ bù không co ngót để gia cố chặt lại.

Bước 3: Thi công chống thấm lỗ thoát sàn

Đục bỏ bê tông thừa và rãnh quanh khu vực lỗ thoát sàn bằng máy đục hoặc máy khoan.
Sử dụng máy thổi bụi để dọn dẹp sạch sẽ bê tông đục rãnh và khu vực ống.

Sử dụng thanh cao su trương nở quấn quanh các khu vực điểm nối và cổ của lỗ thoát sàn.

Trám các rãnh và lỗ đã đục bằng vữa tự chảy không co ngót.

Sau 24 giờ thì tiến hành lát gạch và đặt phễu thoát sàn.

Nếu còn rãnh nứt thì dùng thêm các sản phẩm để bịt kín lại.

*Lưu ý khi chống thấm lỗ thoát sàn:

Sau khi thi công chống thấm 24h thì cần bảo dưỡng và nghiệm thu chống thấm lỗ thoát sàn rồi mới tiếp tục tiến hành lát gạch và đặt phễu.

Nên sử dụng những loại vật liệu chống thấm tốt để có thể mang lại hiệu quả tối ưu.

thi công lỗi thoát sàn

Hy vọng những thông tin chia sẻ của chúng tôi về chống thấm lỗ thoát sàn sẽ hữu ích đối với bạn, Mong rằng qua bài viết này bạn sẽ có những phương pháp chống thấm hiệu quả để bảo vệ bền vững cho ngôi nhà của mình. Cảm ơn bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết!

>> Xem thêm:

Rate this post

Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button